Xin phép xây dựng nhà ở
Công ty thiết kế Kiến trúc Việt Xanh (VNA.GREEN) tại Hải Phòng, hôm nay sẽ ngồi viết chia sẻ với các bạn về vấn đề Xin giấy phép xây dựng, làm như thế nào và cần những cái gì, để bạn có sự chuẩn bị đầy đủ chu đáo nhất trước khi bất tay vào việc thực hiện thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở.
Các loại hồ sơ bao gồm trong xin cấp giấy phép xây dựng:
1. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở mới.
a. Đơn xin cấp giấy phép xây dựng ( theo mẫu của Bộ Xây Dựng ), do chủ đầu tư đứng tên.
Trong trường hợp xin cấp giấy phép xây dựng tạm có thời hạn thì trong đơn xin cấp giấy phép xây dựng còn phải có cam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng (theo mẫu).
Hình ảnh: Mẫu giấy phép xây dựng nhà ở
b. Bản sao có thị thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất ( sổ đỏ… ), kèm theo trích lục bản đồ hoặc trích đo trên thực địa hoặc hồ sơ danh giới lô đất.
Hình ảnh: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
c. Giấy đăng ký kinh doanh ( Nếu là công trình xây dựng của doanh nghiệp ).
d. Hai bộ hồ sơ thiết kế xin phép xây dựng, mỗi bộ gồm:
- Mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/200 – 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình.
Hình ảnh : Bản đồ hiện trạng 1/200
- Mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu công trình, tỷ lệ 1/50 – 1/200.
Hình ảnh: Bản vẽ chi tiết các mặt cắt và chi tiết mặt cắt móng.
- Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 – 1/200 và chi tiết mặt cắt móng tỷ lệ 1/50; kèm theo sơ đồ hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện tỷ lệ 1/100 – 1/200.
Hình ảnh
- Bản vẽ hệ thống phòng cháy chữa cháy đã được phê duyệt với những công trình cần duyệt phương án phòng chống cháy, nổ.
2. Hồ sơ xin cấp giấy phép cải tạo, sửa chữa, mở rộng nhà ở hiện có:
Đối với trường hợp tiến hành sửa chữa, cải tạo thì cần có bản vẽ chi tiết vị trí, hạng mục cải tạo. Nếu có ảnh hưởng tới kết cấu cũ công trình cần khảo sát, đánh giá để tìm ra các biện pháp gia cố. Nhằm xác định đủ điều kiện để sửa chữa, cải tạo công trình.
Hồ sơ xin cấp giấy phép sửa chữa được lập thành 3 bộ và nộp tại UBND Quận/Huyện gồm:
a/ Ðơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu) do chủ đầu tư đứng tên.
b/ Bản sao có thị thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà (nếu có), kèm theo trích lục bản đồ hoặc trích đo trên thực địa hoặc sơ đồ ranh giới lô đất, cao độ và tỉ lệ đúng quy định địa chính.
c/ Giấy đăng ký kinh doanh (nếu là công trình xây dựng của doanh nghiệp)
d/ Hai bộ hồ sơ thiết kế, mỗi bộ gồm:
– Mặt bằng công trình trên lô đất, tỷ lệ 1/200 – 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình.
– Mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu công trình, tỷ lệ 1/150 – 1/200.
– Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 – 1/200 và chi tiết mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ hệ thống thoát nước mưa, nước thải, cấp nước, cấp điện tỷ lệ 1/100 – 1/200.
– Ảnh chụp khổ ( 9 x12 cm ) mặt chính căn nhà xin sửa chữa và 2 căn liền kề kế bên.
- Hồ sơ khảo sát hiện trạng móng (xác định khả năng nâng tầng và biện pháp gia cố) của tổ chức tư vấn có pháp nhân (trường hợp có nâng tầng).
3. Hồ sơ xin cấp giấy phép cải tạo, sửa chữa, mở rộng nhà ở thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý hoặc nhà ở thuộc sở hữu tập thể:
a/ Ðơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu) do đại diện hợp pháp của chủ sở hữu nhà đứng tên;
b/ Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, kèm theo trích lục bản đồ hoặc trích đo trên thực địa hoặc sơ đồ ranh giới lô đất.
c/ Giấy đăng ký kinh doanh (nếu là công trình xây dựng của doanh nghiệp)
d/ Ba bộ hồ sơ thiết kế, mỗi bộ gồm:
– Mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/200 – 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
– Mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu công trình, tỷ lệ 1/100 – 1/200;
– Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 – 1/200 và chi tiết mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp điện, cấp nước tỷ lệ 1/100 – 1/200.
e/ ảnh chụp khổ 9 x12 cmmặt cắt công trình có không gian liền kế trước khi cải tạo, sửa chữa và mở rộng.
Các loại giấy tờ về quyền sở hữu đất và sở hữu nhà ở để xét cấp phép xây dựng :
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ hay sổ hồng), nếu làm nhà trên nền đất trống.
– Giấy chứng nhận QSHNƠ & QSDĐƠ (Sổ hồng ) hoặc Giấy chứng nhận sở hữu nhà, nếu làm nhà trên nền nhà cũ.
– Quyết định giao đất, cho thuê đất của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ địa chính mà không có tranh chấp.
– Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp bao gồm: Bằng khoán điền thổ hoặc Trích lục, Trích sao bản đồ điền thổ, Bản đồ phân chiếc thửa, Chứng thư đoạn mãi đã thị thực, đăng tịch, sang tên tại Văn phòng chưởng khế, Ty điền địa, Nha trước bạ
– Giấy tờ thừa kế nhà, đất được UBND phường/xã xác nhận về thừa kế, không có tranh chấp.
– Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân hoặc Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực pháp luật.
– Giấy tờ chuyển nhượng đất đai, mua bán nhà ở kèm theo quyền sử dụng đất ở được UBND Phường/Xã/Thị trấn, Quận/Huyện xác nhận không có tranh chấp.
- Giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở theo hướng dẫn tại Thông tư số 47/BXD-XDCBĐT ngày 05/08/1989 và Thông tư số 02/BXD-ĐT ngày 29/04/1992 của Bộ xây dựng hướng dẫn thực hiện ý kiến của thường trực Hội đồng bộ trưởng về việc hoá giá nhà cấp III, cấp IV tại các đô thị từ trước ngày 15/10/1993 hoặc từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 05/07/1994 mà trong giá nhà đã tính đến giá đất ở của nhà đó.
– Các loại giấy tờ hợp lệ về nhà ở, đất ở theo Quyết định 38/2000/QĐ-UB-ĐT ngày 19-6-2000 của UBND Thành phố.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép xây dựng.
Chủ tịch UBND Quận/Huyện cấp phép giấy xây dựng nhà ở và các công trình có diện tích sàn đến 1.000m2 hoặc kinh phí đầu tư đến 2 tỷ đồng, các công trình lớn hơn do Sở xây dựng thành phố cấp phép.
Thời gian cấp phép xây dựng.
Thời gian cấp giấy phép xây dựng tối đa là 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Sau 30 ngày nếu không có giấy phép hoặc ý kiến từ chối của cơ quan cấp phép thì người xin cấp phép làm đơn báo UBND cấp Phường và được quyền khởi công xây dựng mà không cần giấy phép.
Xin gia hạn giấy phép xây dựng & thời gian gia hạn. Thay đổi thiết kế bản vẽ.
a.Gia hạn giấy phép xây dựng:
– Trong thời hạn 12 tháng kể từ khi có giấy phép xây dựng mà công trình chưa khởi công thì người xin cấp phép xin được gia hạn, thời gian được gia hạn thêm là 12 tháng.
– Hồ sơ xin gia hạn gồm:
Đơn xin gia hạn giấy phép xây dựng (theo mẫu), bản chính Giấy phép xây dựng đã được cấp. Thời gian cấp giấy phép gia hạn là 10 ngày khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ
b.Cấp lại giấy phép xây dựng.
– Hồ sơ xin cấp lại giấy phép xây dựng: Đơn xin cấp lại giấy phép xây dựng của chủ đầu tư được chính quyền địa phương (hoặc cơ quan công an) xác nhận lý do xin cấp lại.
– Thời gian xét cấp lại giấy phép xây dựng là 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
– Cơ quan cấp giấy phép xây dựng là cơ quan cấp lại giấy phép xây dựng.
c.Điều chỉnh giấy phép xây dựng khi thay đổi thiết kế.
Khi thay đổi thiết kế kèm theo giấy phép xây dựng, Chủ đầu tư phải xin điều chỉnh giấy phép xây dựng đã được cấp.
– Hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm :
+ Đơn xin điều chỉnh giấy phép xây dựng.
+ Bản chính giấy phép xây dựng.
+ Bản vẽ thiết kế xin điều chỉnh theo Khoản c Mục 5 và Khoản c Mục 6 của Thông báo này.
– Thời hạn cấp điều chỉnh giấy phép xây dựng là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
– Cơ quan cấp giấy phép xây dựng là cơ quan điều chỉnh giấy phép xây dựng.
Quy định về thủ tục hoàn công.
Sau khi xây dựng xong, chủ nhà phải nộp hồ sơ hoàn công. Cơ quan cấp phép cũng chính là cơ quan ra biên bản hoàn công. Hồ sơ hoàn công bao gồm:
– Giấy báo đề nghị kiểm tra công trình hoàn thành (theo mẫu).
– Bản sao giấy phép xây dựng.
– Bản sao hợp đồng thi công với nhà thầu xây dựng có tư cách pháp nhân (có thị thực).
Tư vấn dịch vụ hồ sơ cấp phép xây dựng nhà ở mới theo thông tư 10/2014
Mới đây, Bộ xây dựng quy định về thiết kế nhà đẹp 7 tầng theo thông tư 10/2014 BXD đối với loại nhà ở riêng lẻ của hộ gia định và cá nhân có diện tích sàn xây dựng lớn hơn 250m2 hoặc quy mô thiết kế nhà phố đẹp từ 3 tầng trở lên hoặc xây dựng thiết kế nhà ở trong các khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa thì việc thiết kế kiến trúc phải do tổ chức, cá nhân thiết kế có đủ năng lực hoạt động thiết kế xây dựng hoặc năng lực hành nghề thiết kế thi công xây dựng biệt thự nhà phố đang thực hiện.
Chính vì vậy, Công ty VNA.GREEN – Kiến Trúc Việt Xanh tư vấn cung cấp dịch vụ làm hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhằm giúp đỡ các chủ đầu tư có thể hoàn tất bước đầu tiên trong quá trình xây dựng. Thông tư 10/2016 có hiệu lực bắt đầu từ ngày 2/9/2014 mới đây.
Hồ sơ giấy phép xây dựng bao gồm:
– Bản thiết kế sơ bộ được đóng dấu của công ty thiết kế và chữ ký của kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng trong công ty.
– Giấy phép kinh doanh của công ty thiết kế thi công xây dựng VNA.GREEN
– Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư của người chủ trì thiết kế (Chứng chỉ này do Bộ xây dựng cấp)
– Đơn xin cấp phép xây dựng
– Bản sao quyền sử dụng đất(sỏ đỏ) và các loại giấy tờ có liên quan đến quyến sử dụng đất nếu có
Kinh phí lập hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà ở:
– Dịch vụ lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng đơn thuần.Bao gồm các bản vẽ xin phép xây dựng, đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề
– Quy trình làm việc: Chủ đầu tư giao sổ đỏ có kèm theo bản vẽ khu đất photo.
Công ty sẽ hoàn thiện các bản vẽ trong hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng để chủ đầu tư đi nộp. Nếu cơ quan thụ lý yêu cầu chỉnh sửa, Công ty sẽ chỉnh sửa và giao lại hồ sơ mới cho chủ đầu tư.
– Chi phí: Từ 5 đến 7 triệu VND
– Dịch vụ lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng trọn gói: Bao gồm các bản vẽ xin phép xây dựng, đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề. Công ty sẽ tự liên hệ các thủ tục xin phép đến khi có giấy phép xây dựng.
Quy trình làm việc:
- Sau khi chủ đầu tư giao sổ đỏ kèm theo bản vẽ khu đất phô tô, Công ty sẽ hoàn thiện hồ sơ và liên hệ với cơ quan chức năng để nộp, chỉnh sửa đến khi nào có được giấy phép xây dựng cho chủ đầu tư.
– Chi phí: 10 đến 15 triệu VND
– Dịch vụ lập hồ sơ xin cấp phép xây dựng đối với công trình của tổ chức, dự án: Sẽ thống nhất sau khi trao đổi.
Yêu cầu đối với gia đình
Cung cấp các giấy tờ có liên quan đến khu đất (sổ đỏ) phối hợp tốt với công ty để xử lý công việc nhanh nhất.
Trình tự các bước thủ tục nộp xin cấp giấy phép xây dựng:
Bước 1: Nộp 01 hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi chuẩn bị xây dựng nhà ở và muốn xin giấy phép xây dựng.
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu người sử dụng đất bổ sung thêm giấy tờ, nếu hồ sơ đã đầy đủ thì viết giấy biên nhận và trao cho người sử dụng đất;
Trường hợp cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho người sử dụng đất biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện.
Bước 3: Sau đó, người sử dụng đất tới nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định. Người sử dụng đất nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời (đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng).
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 5, Điều 13, Nghị định 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng như kinh doanh bất động sản, khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà và công sở thì: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung Giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị.
Mọi thông tin thắc mắc hoặc dịch vụ làm hồ sơ xin cấp phép xây dựng trọn gói tại Hải Phòng, quý vị vui lòng liên hệ với 0963332246 chúng tôi sẽ đảm bảo quy trình, tiến độ về hồ sơ giấy phép xây dựng nhanh nhất, chính xác nhất cũng như các vấn đề liên quan đến thiết kế thi công biệt thự đẹp, nhà phố, nhà ở an toàn bền vững nhất cho quý vị. Thân ái!
Xây nhà trọn gói là gì ? Xây nhà trọn gói bao gồm những gì ? Có nên xây nhà trọn gói hay không.
Nền đất yếu là gì ? Các phương pháp xử lý nền đất yếu
Xây biệt thự bao nhiêu tiền là câu hỏi mà bạn muốn tham khảo trước khi bắt tay vào xây dựng ngôi nhà của mình phải không?