Các loại móng và khi nào nên sử dụng loại nào thì phù hợp.
Trong công trình xây dựng: Móng đóng vai trò quan trọng bậc nhất. Bởi móng là thành phần chịu lực của toàn bộ công trình.
Đồng thời lại là phần thi công ẩn dưới đất.
Do đó, nếu không đảm bảo chất lượng móng thi công. Sẽ rất dễ xuất hiện những hệ luỵ phức tạp và tốn kém về sau.
Một ngôi nhà có chất lượng hay không? Có lâu bền hay không phụ thuộc rất nhiều vào móng nhà.
Theo các chuyên gia, 70% những ngôi nhà bị hư hại, xuống cấp, sạt lún… Đều do móng.
1. Móng đơn
a. Khái niệm móng đơn:
Móng đơn hay còn gọi là móng cốc, là các loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực.
Sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện, mố trụ cầu…
Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn,…
Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.
b. Khi nào nên sử dụng móng đơn ?
Móng đơn thường dùng khi sửa chữa cải tạo nhà nhỏ lẻ, công trình có tải trọng vừa và nhẹ như nhà cấp 4, nhà 2 tầng, 3 tầng... với nền đất bên dưới tương đối cứng.
Móng đơn là tiết kiệm nhất trong các loại móng.
Trong thực tế ở một số vùng đất yếu với những công trình xây dựng 1 tầng chúng ta vẫn có thể dùng loại móng này nhưng phải gia cố nền đất bằng cách đóng cừ tràm hoặc cọc tre.
c Móng cứng là gì?
Móng cứng được biết đến là loại móng có khả năng chịu nén cao.
Móng cứng được làm bằng gạch xây, đá xây, bê tông, bê tông ít cốt thép… và bê tông đá học
Thông thường, móng cứng thường sẽ là loại móng đơn hoặc móng băng.
Móng bê tông và bê tông ít cốt thép rất ít được dùng. Bởi lẽ loại móng này không mang tính kinh tế.
Tuỳ vào từng vật liệu làm móng nhất định. Trị số góc cứng, góc truyền lực hay góc khuếch tán sẽ thay đổi.
Thông thường, để tiện cho việc thi công. Móng cứng thường có mặt cắt hình bậc.
Tuy nhiên, nếu xét khả năng chịu kéo và chịu lực uốn thì móng cứng còn tương đối yếu.
d. Móng mềm là gì?
Móng mềm thường sẽ được làm bằng bê tông cốt thép hoặc thép….
Trong đó, móng thép thường có nhiều hạn chế không mong muốn.
Thế nên nó rất ít được dùng trong xây dựng nhà thép tiền chế.
Bởi lẽ, móng thép ngoài việc có giá thành cao. Thì còn rất dễ han rỉ sau thời gian sử dụng.
Điều này gây nên những bất tiện trong quá trình sử dụng, bảo dưỡng.
Nhà thép tiền chế là gì?
Nhà thép tiền chế (hay còn gọi là nhà tiền chế) là loại nhà được xây dựng với khung trụ là vật liệu bằng thép và được lắp đặt dựa theo bản vẽ kiến trúc kỹ thuật.
Toàn bộ kết cấu của nhà thép tiền chế đều được sản xuất sẵn nên việc lắp dựng tại trong trường được diễn ra rất nhanh chóng.
Những công trình thường sử dụng loại nhà này có thể kể đến như: nhà kho, nhà xưởng, siêu thị, nhà trưng bày, nhà cao tầng, công trình thương mại…
e. Cấu tạo của móng đơn:
Hình ảnh: Cấu tạo móng đơn
Đọc thêm: Cách tính diện tích xây dựng và chi phí xây dựng
Móng đơn được cấu tạo bởi một lớp bê tông cốt thép dày có 1 cột trụ duy nhất.
Phần đáy móng thường được đặt lên một lớp đất tốt với chiều sâu tối thiểu là 1m
Móng đơn được liên kết với nhau bởi hệ dầm móng được làm từ một hay nhiều tảng vừa có tác dụng đỡ hệ tường xây bên trên, vừa có tác dụng giằng các móng đơn tránh hiện tượng lún lệch giữa các đài móng
2. Móng băng
a. khái niệm móng băng:
Móng băng thường có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau (cắt nhau hình chữ thập), để đỡ tường hoặc hàng cột.
Việc thi công móng băng thường là việc đào móng quanh khuôn viên công trình (tòa nhà) hoặc đào móng song song với nhau trong khuôn viên đó.
Trong xây dựng nhà, móng băng hay dùng nhất, vì nó lún đều hơn và dễ thi công hơn móng đơn.
Khi các hàng cột hoặc tường có cả hai phương thì dải móng băng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng.
Móng băng ở hồi nhà thường dùng phải tốt hơn móng băng dọc nhà, móng băng tường ngăn.
Thường đặt đáy móng băng cùng chiều sâu nên móng băng ở hồi nhà thường rộng hơn.
Các loại móng băng trong xây dựng nhà có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.
Tuy vậy chỉ nên dùng khi nó có chiều rộng <1,5m (sẽ kinh tế hơn), khi chiều rộng > 1,5m thì nên dùng các loại móng bè trong xây dựng nhà.
Nếu cấu tạo móng băng không hợp lý thì có thể lún lệch nhiều hơn móng đơn.
b. Khi nào nên sử dụng móng băng?
Móng băng thường được sử dụng nhiều nhất đối với hầu hết công trình đặc biệt là thi công nhà phố và các công trình nhà ở từ 3-5 tầng, còn các công trình thi công 1, 2 tầng thì sẽ sử dụng móng đơn.
c. Cấu tạo móng băng:
Hình ảnh: Cấu tạo móng băng
– Móng băng bao gồm lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối, dầm móng.
– Lớp bê tông lót dày 100mm.
– Kích thước bản móng phổ thông: (900-1200)x350 (mm).
– Kích thước dầm móng phổ thông: 300x(500-700) (mm).
– Thép bản móng phổ thông: Φ12a150.
– Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150.
Đây chỉ là những kích thước và tiêu chuẩn cơ bản. Mọi người có thể linh hoạt độ dày hay loại thép để thích hợp với từng nền đất yếu hay cứng.
d. Ưu nhược điểm của móng băng:
- Ưu điểm móng băng:
+ Tác dụng chủ yếu là đảm bảo truyền tải trọng của công trình xuống đều các cọ bê tông bên dưới
+ Khi không sử dụng được móng đơn thì móng băng là sự lựa chọn cần thiết
+ Móng băng lún đều và dễ xây trong xây dựng nhà xưởng, nên thường được sử dụng nhiều
+ Móng băng áp dụng cho các trường hợp nền xấu, những công trình quá lớn
- Nhược điểm móng băng:
+ Độ ổn định về lật, trượt của móng kém vì có chiều sâu chôn móng nhỏ, thuộc loại móng nông
+ Các lớp đất phía trên có sức chịu tải kém, trừ lớp đất đá gốc gần mặt đất nên sức chịu tải của nền móng không cao
+ Chỉ sử dụng tốt với các công trình có quy mô nhỏ
+ Trường hợp mặt nước mặt nằm sâu thì phương án thi công tương đối phức tạp, do phải tăng chiều dài cọc ván và các công trình phụ trợ khi thi công.
3. Móng bè
a. khái niệm móng bè:
Móng bè về cơ bản là 1 móng bằng phẳng nằm trên đất kéo dài trên toàn bộ diện tích của tòa nhà, qua đó hỗ trợ việc xây dựng và chuyển trọng lượng của toàn bộ công trình xuống đất.
Móng bè phân phối trọng lượng của công trình trên toàn bộ khu vực xây dựng chứ không phải trên các khu nhỏ hơn như cột hay tường hoặc tại các điểm riêng lẻ như móng cọc .
b. Khi nào nên sử dụng móng bè?
Đây là một loại móng được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình.
Nên hết hợp gia cố nền đất bằng cọc cừ tràm hay cọc tre để đảm bảo nền đất được ổn định trước.
Móng bè còn được sử dụng phổ biến ở những công trình xây dựng nhà cao tầng có kết cấu chịu lực cao.
Hình ảnh: Cấu tạo móng bè
c. Hiệu suất móng bè:
Việc tính toán hiệu suất móng bè được chia theo khu vực.
Ví dụ, nếu một tòa nhà có kích thước 5 x 5 nặng 50 tấn, và được xây dựng bằng móng bè, thì độ chịu lực trên đất bằng:
Trọng lượng / diện tích = 50/25 = 2 tấn trên một mét vuông.
Vậy nếu xây dựng móng bè thì 1m2 sẽ chịu được 1 lực tương đương bằng 2 tấn.
Nếu cùng một tòa nhà được hỗ trợ bằng 4 cột, mỗi 1 x 1m, thì tổng diện tích móng sẽ là 4 m2, và ứng suất trên đất sẽ là 50/16, khoảng 12,5 tấn / mét vuông
Vì vậy, tăng tổng diện tích của móng có thể làm giảm đáng kể sự sức cản của đất.
d. Cấu tạo của móng bè:
Một móng bè cơ bản phải có đầy đủ các yếu tố sau đâu theo tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành xây dựng:
- Lớp bê tông sàn phải dày 10cm.
- Chiều cao bản móng tiêu chuẩn là: 3200mm.
- Kích thước dầm móng tiêu chuẩn: 300×700(mm).
- Thép bản móng tiêu chuẩn: 2 lớp thép Φ12a200.
- Thép dầm móng tiêu chuẩn: thép dọc 6Φ(20-22), thép đai Φ8a150.
e. Tiêu chuẩn khi xây dựng móng bè:
- Bản vòm ngược:
Được sử dụng cho các công trình có yêu cầu về độ chịu uốn lớn.
Đối với các công trình có quy mô xây dựng bình thường, bản vòm có thể cấu tạo bằng gạch đá xây, bê tông với thông số e = (0.032 l + 0.03)m và độ võng của vòm f=1/7l ~ 1/10.
- Bản phẳng:
Thông thường chiều dày của bản được chọn e = (1/6)l với khoảng cách giữa các cột l <9m và tải trọng khoảng 1.000 tấn/ cột.
- Kiểu có sườn:
Chiều dày của bản được chọn e = (1/8)l ~ (1/10) với khoảng cách giữa các cột là l >9m.
Hình thức được cấu tạo theo 2 cách chủ yếu là: Sườn nằm dưới có tiết diện hình thang và sườn nằm trên bản.
- Kiểu hộp:
Móng bè kiểu hộp có khả năng phân bố đều lên nền đất những lực tập trung tác động lên nó và được sử dụng khi xây nhà 2 tầng, nhà cao tầng có kết cấu khung chịu lực nhậy lún không đều
So các loại kiểu móng bè khác, móng bè kiểu hộp thường có độ cứng lớn nhất tuy nhiên trọng lượng lại khá nhẹ
do đó cần sử dụng rất nhiều tép và quá trình thi công tương đối phức tạp.
f. Ưu nhược điểm cảu móng bè:
- Ưu điểm móng bè:
Nếu công trình có tầng hầm để giữ xe, làm nhà kho hay kho bãi thì lựa chọn móng bè là giải pháp thích hợp nhất.
Thích hợp xây dựng các công trình nhỏ như nhà cấp 4, nhà từ 1 đến 3 tầng vì có chi phí thấp, thời gian thi công nhanh.
Hoặc kết hợp các kỹ thuật xây dựng khác để thi công những công trình có quy mô lớn như nhà chung cư hay trung tâm thương mại.
- Nhược điểm của móng bè:
Chỉ thích hợp với những khu vực có nền đất ổn định, không bị sụt lún hay sạt lở.
Vì móng bè rất dễ bị lún không đều, lún lệnh do các lớp địa chất bên dưới, dẫn đến tuổi thọ công trình giảm, ảnh hưởng đến phương án kinh doanh.
4. Móng cọc
a. Khái niệm móng cọc:
Móng cọc là loại móng hình trụ dài và sử dụng các vật liệu như bê tông, cọc cừ tràm được đẩy xuống đất để hoạt động như một sự hỗ trợ ổn định cho các cấu trúc được xây dựng trên nó.
b. Khi nào nên sử dụng móng cọc?
Móng cọc được khuyến cáo dùng với nhà có tải trọng lớn, nền đất yếu, có độ lún nhiều và thường xuyên bị sạt lở:
- Khi mực nước ngầm cao.
- Tải trọng nặng và không thống nhất từ cấu trúc thượng tầng được áp dụng.
- Khi nền đất có khả năng thay đổi do vị trí của nó gần lòng sông hoặc bờ biển…
- Khi đào đất không thể đạt tới độ sâu mong muốn do điều kiện đất kém.
- Khi có một kênh nước hoặc hệ thống thoát nước sâu gần công trình đang xây dựng.
c. Cấu tao móng cọc:
Móng cọc gồm hai bộ phận chính là cọc và đài cọc.
- Cọc :
Cọc là kết cấu có chiều dài lớn so với bề rộng tiết diện ngang, được đóng hoặc thi công tại chỗ vào lòng đất, đá, nhằm truyền tải trọng công trình xuống các tầng đất, đá, sâu hơn
Đảm bảo cho công trình bên trên đạt các yêu cầu của trạng thái giới hạn quy định.
Trong quá trình thi công móng cọc, cọc có thể được làm bằng gỗ, bê tông hoặc thép.
Hình ảnh: Cấu tạo móng cọc
- Đài cọc:
Đài cọc là kết cấu dùng để liên kết các cọc lại với nhau và phân bố tải trọng của công trình lên các cọc.
d. Các vật liệu tạo móng cọc:
- Cọc ma sát:
Cọc ma sát truyền tải lực thông qua ma sát bề mặt với các loại đất xung quanh.
Ở đây các cọc được định hướng đến độ sâu nhất định mà sức ma sát được phát triển ở phía bên của cọc bằng với tải trọng đến trên cọc.
- Cọc gỗ:
Cọc gỗ là một loại vật liệu cơ bản khi thi công móng cọc, đây là phương pháp được sử dụng đầu tiên và thông dụng nhất.
Các loại cọc như cọc cừ tràm, cọc bạch đàn thường là loại cây được sử dụng.
Ưu điêm của loại cọc này là chi phí thấp, dễ thi công và thích hợp với những nền đất bùn, đất yếu và đất có độ sạc lở cao.
Nhược điểm là chỉ thích hợp với những công trình nhỏ.
Hình ảnh: Ép cừ tràm để xây móng cọc
- Cọc thép:
Thép có thể được sử dụng cho cả công trình tạm thời và vĩnh viễn.
Diện tích cắt ngang tương đối nhỏ cùng với cường độ cao giúp cọc cắm sâu vào nền đất dễ dàng và chắc chắn.
Nếu nó được chuyển vào đất có giá trị Ph thấp, có thể có nguy cơ ăn mòn có thể được loại bỏ bằng lớp phủ nhựa PVC.
- Cọc bê tông:
Bê tông được cấu tạo từ 1 khung bằng thép và đổ một lớp bê tông, thường có hình trụ dài từ 4 đến 6m.
Đây là loại cọc khá thông dụng hiện nay vi chi phí thi công và vật liệu thông dụng.
- Cọc composite:
Cọc composite là sự kết hợp của các vật liệu khác nhau, nó được gọi là cọc đồng Composite.
Ví dụ, một phần của cọc cừ tràm được lắp đặt trên mặt đất nước có thể bị đe doạ đến sự tấn công và phân hủy của côn trùng.
Vì vậy, để tránh điều này, cọc bê tông hoặc thép được sử dụng trên mực nước ngầm trong khi gỗ được lắp đặt dưới mực nước ngầm.
- Cọc điều khiển:
Trong quá trình cắm cọc vào đất, đất được chuyển động một cách thẳng đứng khi trục cọc rơi xuống đất. Có thể tồn tại một thành phần chuyển động của đất theo hướng thẳng đứng. Do đó cọc được coi là cọc di chuyển.
- Cọc khoan:
Trong quá trình này, một khoảng trống được hình thành bằng cách khoan hoặc đào trước khi cọc được đưa vào mặt đất.
Cọc có thể được sản xuất bằng cách đúc bê tông trong khoảng trống.
Cọc khoan được coi là cọc không di chuyển hay cọc cố định.
e. Phân loại móng cọc:
Tuy có nhiều loại vật liệu thi công móng cọc khác nhau nhưng về cơ bản thì móng cọc được chia thành 2 loại chính là:
- Móng cọc đài thấp:
Là móng cọc có đài cọc nằm dưới mặt đất, loại móng cọc này sẽ được đặt sao cho lực ngang của móng cân bằng với áp lực của đất theo độ sâu đặt móng tối thiểu nhất. Các cọc trong móng hoàn toàn chịu lực nén
- Móng cọc đài cao:
Là móng cọc có đài cọc nằm cao hơn mặt đất, tức là chiều sâu của móng nhỏ hơn chiều cao của cọc.
Móng cọc đài cao chịu cả hai tải trọng uốn nén, lúc này toàn bộ tải trọng đứng và ngang đều do các cọc trong móng chịu.
Xây nhà trọn gói là gì ? Xây nhà trọn gói bao gồm những gì ? Có nên xây nhà trọn gói hay không.
Nền đất yếu là gì ? Các phương pháp xử lý nền đất yếu
Xây biệt thự bao nhiêu tiền là câu hỏi mà bạn muốn tham khảo trước khi bắt tay vào xây dựng ngôi nhà của mình phải không?