Phong thủy phòng thờ. Bàn thờ trong gia đình là nơi tôn nghiêm nhất thể hiện sự tôn kính, luôn hướng về cuội nguồn với tổ tiên. Chọn vị trí đặt ban thờ sao cho phù hợp là cực kì quan trọng.
Phong thủy phòng thờ như thế nào cho đúng?
Nguyên tắc đặt ban thờ:
Bàn thờ phải được đặt "tọa cát hướng cát", tức là tại vị trí tốt nhìn ra hướng tốt so với tuổi của mệnh chủ.
Phía sau bàn thờ phải là nơi vững trãi, không được dựa vào tường bằng kính hay cửa sổ.
Đặt bàn thờ đối diện cửa chính mà thỏa mãn điều kiện tọa cát hướng cát là một điều tốt trong phong thủy.
Cách xác định tọa cát hướng cát theo tuổi gia chủ bạn có thể tham khảo qua bài viết Phong thủy nhà bếp.
Những kiêng kị trong việc đặt vị trí ban thờ:
1. Ban thờ không được đặt tựa vào tường nhà vệ sinh.
2. Không đặt hướng ban thờ quay về hướng cửa nhà vệ sinh.
3. Không đặt gương trước hướng bàn thờ.
4. Hướng ban thờ không đối diện với cửa phòng ngủ.
5. Không tận dụng chiếu nghỉ cầu thang để đặt ban thờ.
6. Không đặt phòng thờ đồng trục thẳng đứng với nhà vệ sinh hay phòng bếp.
7. Không để ban thờ tựa lưng vào cửa sổ.
8. Không đặt ban thờ vào góc chéo của nhà.
9. Không được để mép dầm đè thẳng nên bát hương, trong trường hợp này anh chị không nên để bát hương sát mép tường mà nên kéo dịch ra kể cả với bàn thờ đặt hay bàn thờ treo.
10. Không nên có đèn led rọi thẳng từ trên xuống bàn thờ.
11. Không nên xoay mặt nguyệt bát hương để lấy hướng, hãy để nó theo hướng của ban thờ.
Cách bốc hay tôn cấp lập thờ một bát hương ở nhà.
Ban thờ cũng là nơi thể hiện tâm ý, ước nguyện trong việc thờ cúng của anh chị. Việc thờ cúng đặc biệt quan trọng với văn hóa của người Việt. Anh chị nên tự bốc hay tôn cấp lập thờ bởi vì không có ai bốc bát hương tốt bằng chính con cái trong nhà. Gồm có 3 phần quan trọng như sau.
1. Chuẩn bị các vật tư chuẩn: Tro nếp ( có thể mua ở những cty tư vấn phong thủy), ngũ vị hương, nước thơm để bao sái ( lau bát hương ), trầm hương
2. Bao sái bát hương bằng nước ngũ vị hương trước khi đặt các pháp khí vào là bộ thất bảo gồm 7 bảo vật quý của nhân gian, sau đó bốc tro, tro cần được sàng lọc và trộn đều với bột ngũ vị hương, trong lúc trộn tro đọc " a di đà phật 3 lần"
3. Tâm ý của gia chủ khi bốc bát hương, một bát hương không phải mình dán tên vào là nó thành bát hương. Việc bốc ban hương chủ yếu là do tâm người bốc, bốc bát hương là thờ ai, thái tuế hay gia tiên, thần tài, bản mệnh...
Bài vị hay còn gọi là tờ giấy trang kim mầu vàng ghi hiệu ( tên của từng bát hương thờ ) ghi bằng bút màu đỏ sau khi ghi xong gói thành hình vuông, hay gói bọc lấy hộp cốt (là hộp đựng thất bảo )
- Bát hương thờ hội đồng quan thần linh tại đất (gồm có chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài, ông tiền chủ, bà tiền chủ) thì ghi theo hang dọc hoặc hàng ngang đều được: “Hội đồng quan thần linh điền thổ tại đất” và bên dưới ghi “ĐẠO”.
- Bát hương thờ hội đồng gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc họ… thì ghi: “Hội đồng gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc họ…” và bên dưới ghi “ĐẠO”.
- Bát hương thờ bà tổ cô, ông mãnh tổ (những người mất trẻ chưa lập gia đình trong dòng họ) thì ghi: “Bà tổ cô, ông mãnh tổ dòng họ, dòng tộc họ…” và bên dưới ghi “ĐẠO”.
4. Cách sắp xếp cốt trong bát nhang:
- Cách đơn giản: Đặt tờ bài vị (hiệu) đã được gói (của bát hương nào thì đặt vào bát hương đó); tiếp là đặt 1 gói thạch anh hoặc gói thất bảo có nhiều viên đá quý nhỏ và có vàng và bạc ở bên trong; tiếp đó đặt 3 tờ tiền dương (tiền mà mình tiêu dùng) gói thành hình vuông và 3 tờ tiền âm phủ gói thành hình vuông đặt bên trong bát nhang; tiếp đó là lấy tay phải của mình (đeo găng tay bằng nilon sạch để tránh uế, bốc theo thứ tự: nắm 1 đọc là sinh, nắm 2 đọc là lão, nắm 3 đọc là bệnh, nắm 4 đọc là tử, nắm 5 đọc là sinh. Vừa bốc và đọc làm sao cho nắm cuối cùng là chữ sinh là được (bát hương phải đầy tro).
- Cách đầy đủ: Đặt 5 đồng xu âm dương vào trong bát nhang theo hình chữ thập (đông – tây – nam – bắc và trung tâm); tiếp đó là đặt bài vị; tiếp đó là đặt 3 gói thất bảo (thạch anh hoặc đá quý vụn); tiếp đặt 3 tờ tiền thật gói hình vuông; tiếp đặt 3 tờ tiền âm phủ gói hình vuông; tiếp bốc tro theo sinh – lão – bệnh – tử và sinh là cuối cùng.
- Sắp xếp ban thờ: Đặt 3 bát hương chính giữa ban thờ; đằng sau 3 bát hương là đỉnh đồng, bát hương ở giữa là cao nhất sẽ là bát thần linh, bát bên phải là gia tiên, bát bên trái là bà tổ cô (mặt người nhìn vào ban thờ); phía trước 3 bát hương là mâm bồng đựng hoa quả, và kỷ chén đựng rượu và nước. Trên ban thờ nên có chóe đựng gạo, chóe đựng trà khô, chóe đựng nước.
- Bày lễ đầy đủ lên ban thờ rồi châm 5 nén nhang vào mỗi bát nhang và đọc bài lễ Nhập linh).
=== Lên Hương và Tụng chú “TỊNH ĐỘ TÂM” VÀ “ĐỊA PHẬT – TÂM CHÚ” ( Trong mục kinh phật gốc ứng dụng đời sống trong trang web) rồi mới chắp tay tấu lễ. Lưu ý là nếu không đọc tụng 2 bài thần chú trên thì buổi lễ lập vị tôn bát nhang sẽ không hiệu nghiệm.
- Khi tụng 2 bài thần chú trên thì dù điền thổ có tà tinh thì sẽ bị thần lực của Phật hóa giải và sẽ tiếp dẫn gia tiên, thần linh thiết nhập bát nhang và có linh ứng tốt. Nhiều người thầy không có thần lực để quán chiếu điền thổ, chư thần, gia tiên và Phật nên làm tù mù, do đó thần linh và gia tiên không thờ lại đi thờ tinh tà trong nhà.
Bộ cốt thất bảo ( 7 báu vật dân gian )
(7 bảo vật bao gồm: lá vàng bạc, mã lão, ngọc màu xanh, ngọc trai, san hô đỏ, đá kim xa hay hổ phách, chỉ ngũ sắc, Không sử dụng san hô trắng vì nó mang tính tà. Tất cả 7 món trên được cho vào một hộp đựng nhỏ gọi là hôp cốt.)
BÀI LỄ AN VỊ LÔ NHANG:
CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)
- Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.
- Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài, ông tiền chủ, bà tiền chủ. Điền thổ tại đất- số nhà….
Ngũ tuần: Ngày ….tháng ….năm 2016 (Bính Thân).
Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “Họ - …”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên …”, ngũ tại sở cầu, nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”.
Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, bánh trưng, giò, xôi gà, rượu, vàng mã, “tròn – tâm”. Dâng lễ “an vị lô nhang”. Đạo.
Xin phép: Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài, ông tiền chủ, bà tiền chủ. Cho phép “An vị lô nhang” thờ hội đồng quan thần linh điền thổ tại đất trong sự “Định vị thiên cơ”. Đạo.
Xin phép: Hội đồng gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ, dòng họ, dòng tộc “họ….” cho phép “An vị lô nhang” thờ hội đồng gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc họ…. trong sự “Định vị thiên cơ”. Đạo.
Xin phép: Bà tổ cô, ông mãnh tổ dòng họ, dòng tộc họ…. cho phép “An vị lô nhang” thờ bà tổ cô, ông mãnh tổ trong sự “Định vị thiên cơ”. Đạo.
“Làn hương trầm, gió thoang thoảng”
Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ… trở về hai chữ “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Trong sự nước chảy một dòng, thuyền xuôi về bến, cập bến, bến bờ hạnh phúc nhân gian, trong sự an cư lập nghiệp, an lạc thái bình. Đạo.
Nghĩa nguồn: Chữ đạo
Hoàn độ: Chữ nhân con trần: (họ tên), trở về hai chữ “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Trong sự “hoàn lộc chữ nhân”, nguồn cơ khởi lộc, nguồn lộc dồi dào, nguồn lộc sung túc, nguồn lộc vô tận, mười phân vẹn mười. Đạo.
Trong sự: “Ngũ đạo tào khang, an khang thịnh vượng”
Con trần: “Họ tên…. “ xin biếu: Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài, ông tiền chủ, bà tiền chủ “tiền vàng – địa phủ”. “Đạo”.
Xin biếu: Hội đồng gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ, dòng họ, dòng tộc “họ….”tiền vàng địa phủ. Đạo.
Con trần: “…..” Hoàn tâm – đạo lễ
CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHÂT (3 LẦN)
Lưu ý: Nhiều trường hợp gia chủ có nhờ thầy làm "thiết kế phong thủy" rất cẩn thận, nhưng do nghiệp đất nhiều âm, không hóa giải được, do đó khi lập thờ, khai trương kinh doanh không có hiệu quả, hậu quả là những công việc kinh doanh làm ăn, sinh sống không thuận lợi, nhiều vận hạn, nghiệp chướng gặp phải.
Những lưu ý quan trọng:
1. Thời gian lập bàn thờ
Việc lập bàn thờ thường được tiến hành đồng thời với nhập trạch. Ngoài thời gian phù hợp với nhập trạch, cúng tế hay hợp tuổi gia chủ, người ta còn chú ý đến thời điểm có sao Bát Bạch để hóa giải sát khí.
2. Người lập bàn thờ
Không để phụ nữ mang thai động chạm vào bàn thờ hay bát hương. Bên cạnh đó, người bốc bát hương nên là gia chủ, chú ý rửa sạch tay chân khi thực hiện.
3. Bố trí trên bàn thờ
Không bày những thứ không liên quan đến thờ cúng không bày lên bàn thờ, nhất là giấy công đức ở đình chùa.
4. Đồ lễ trên bàn thờ
Tránh các loại đồ giả như hoa quả nhựa. Đồ thờ cúng xong rồi nên bỏ xuống để thụ lộc, tránh bày để từ tháng này qua tháng khác. Không nên để lễ mặn, hay tiền mặt lên bàn thờ.
Ngoài ra cần lưu ý, bàn thờ phải luôn sạch sẽ và thường xuyên thắp nhang. Khi bố trí bàn thờ Phật cần cao hơn và tách biệt bàn thờ gia tiên.
Xem thêm bài viết Phong thủy phòng khách
Phòng khách như thế nào đúng phong thủy, cách bài trí phong thủy phòng khách mang lại tài lộc cho gia chủ
Phong thủy phòng thờ. Bàn thờ trong gia đình là nơi tôn nghiêm nhất thể hiện sự tôn kính, luôn hướng về cuội nguồn với tổ tiên. Chọn vị trí đặt ban thờ sao cho phù hợp là cực kì quan trọng.